18 tháng 7, 2011

CÁC MÁC VÀ CHỌN NGHỀ

Không chỉ đến bây giờ chọn nghề mới trở thành vấn đề “nóng hổi” với mỗi thanh niên. Các Mác (Karl Marx, 1818 - 1883) - một trong những lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản đã có những góc nhìn hết sức sắc sảo chọn nghề trong những bài viết của mình từ giữa những năm 30 của thế kỉ XIX. Sau đây, xin được trích đăng bài viết này để các bạn trẻ hiểu hơn về tầm quan trọng của việc “chọn nghề” cho tương lai.
“Đối với con vật, tạo hóa đã qui định phạm vi mà trong đó bản thân nó phải vận động, và nó yên tâm làm như vậy, không cố gắng vượt ra ngoài phạm vi của tự nhiên, thậm chí cũng không hề hay biết rằng còn có những phạm vi khác.
...Con người, khác với con vật, hành động một cách tự do. Sự tự do của con người biểu hiện rõ nhất ở việc chọn nghề.
Khả năng lựa chọn này là ưu thế to lớn của con người so với những sinh vật khác của thế giới, nhưng đồng thời sự lựa chọn này là hành động có thể phá hoại toàn bộ cuộc đời của con người, làm hỏng mọi kế hoạch của họ và biến họ thành kẻ bất hạnh. Vì vậy, thái độ cân nhắc thận trọng trong việc chọn nghề là trách nhiệm hàng đầu của một thanh niên khi bắt đầu con đường đời của mình và không muốn phó thác những việc làm quan trọng nhất của mình cho sự ngẫu nhiên.
...Không phải bao giờ chúng ta cũng có thể chọn được nghề mà chúng ta mong muốn: các quan hệ xã hội đối với chúng ta đã bắt đầu được xác định ở chừng mực nào đó ngay từ trước khi chúng ta có thể có tác dụng quyết định đối với các quan hệ đó.
...Phẩm chất là cái đề cao con người hơn cả, là cái truyền thêm cho hoạt động của họ, cho tất cả những khát vọng của họ một giá trị cao thượng nhất... Chúng ta phải chọn nghề nào mà trong đó chúng ta không phải là những công cụ nô lệ, mà độc lập sáng tạo trong phạm vi của mình.
...Những sự nghiệp vĩ đại và đẹp đẽ chỉ có thể phát sinh từ sự điềm đạm, nó là mảnh nhất duy nhất trên đó có thể mọc lên những trái thơm quả ngọt... Không hấp tấp, không vội vàng, phải bình tĩnh sáng suốt, chỉ có như vậy mới thực hiện được trên thế gian này tất cả những gì có thể để lại dấu vết đời đời cho mai sau... Và đó là điều chủ yếu nhất. Chớ băn khoăn về hạnh phúc riêng tư, cá nhân, vị kỉ, về thành công chốc lát. Tất nhiên cần phải biết đến những năng lực của mình, nhưng chỉ cốt để hành động vì hạnh phúc của tất cả mọi người.
...Những nghề không đi sâu vào cuộc sống, mà chỉ chú ý đến những chân lí trừu tượng là những nghề nguy hiểm nhất đối với một thanh niên chưa có được những nguyên lí chắc chắn, những niềm tin vững vàng và không gì lay chuyển nổi.
Nếu con người làm việc chỉ vì bản thân mình thì may ra có thể trở thành một nhà bác học nổi tiếng, một nhà thông thái vĩ đại, một nhà thơ ưu tú, nhưng không bao giờ có thể thành một con người thực sự hoàn thiện và vĩ đại.
...Lịch sử thừa nhận những vĩ nhân là những người làm việc cho mục đích chung, và do đó mà bản thân họ cũng trở nên cao thượng hơn; kinh nghiệm cho thấy rằng người nào đem hạnh phúc cho nhiều người nhất thì người đó là kẻ hạnh phúc nhất.
...Nếu ta chọn một nghề trong đó ta có thể làm việc được nhiều hơn cho nhân loại, thì ta sẽ không còng lưng dưới gánh nặng của nó, bởi vì đó là sự hi sinh vì mọi người; khi đó ta cảm thấy một niềm vui không phải là tội nghiệp, thiển cận, ích kỉ, mà hạnh phúc của chúng ta sẽ thuộc về hàng triệu người, những việc làm của ta sẽ sống một cuộc sống âm thầm, nhưng mãi mãi có hiệu quả, và trên thi hài của chúng ta, sẽ nhỏ xuống những giọt nước mắt nóng bỏng của những con người cao quí.”
(Nguồn: C.Mác-Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 40)

1 nhận xét:

  1. Bài này hay nhưng bạn chủ blog nên cho thêm những suy nghĩ của mình vào :D. Vì không phải ai cũng có thể phân thích khách quan, rõ ràng những gì Các Mác nói ở đây. Nhìn chung thì không có gì là tuyệt đối cả.



    ------------------------------
    Cafe Starmoon: Dạy học pha chế cafe uy tín TPHCM hoặc Day hoc pha che cafe uy tin TPHCM

    Trả lờiXóa